Công trình nghiên cứu khoa học

(+84) 243 203 6789

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM

TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI

Nguyễn Thị Minh Hạnh

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp IVES

Giới thiệu

Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác, nên đã có bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhà nước Việt Nam đã thiết lập hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ và thống nhất về dạy nghề (gồm Luật Dạy nghề và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan); hình thành hệ thống dạy nghề theo hướng thực hành với 3 cấp trình độ chính quy là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề thường xuyên.
Được đánh giá là quốc gia có tháp dân số trẻ và đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, Viêt Nam đang có một nguồn lao động rất dồi dào tuy nhiên trong số đó đa phần là lao động trình độ thấp. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do nền giáo dục và dạy nghề đang tụt hậu quá xa so với nước ngoài. Hầu hết các chương trình đào tạo của các trường công lập đều nghiêng về mặt lý thuyết, xa vời với thực tiễn, thiếu tính khoa học.

Khi đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, nền giáo dục của Việt Nam buộc phải thay đổi để bắt kịp với nhu cầu của thế giới. Trong bối cảnh chất lượng giáo dục ở khu vực công không thể đáp ứng hết nhu cầu thực tế của xã hội, chính phủ đã nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Bằng cách huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau, việc xã hội hoá giúp mở rộng quy mô với tốc độ lớn, nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến, hiệu quả là yêu cầu cấp bách và cách làm thông minh mà Việt Nam cần triển khai

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan